Chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Thứ năm - 18/05/2023 11:26 440 0
Chùa Thanh Mai, ngôi chùa gắn liền với đệ nhị tổ của thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa tôn giả, đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1992.Thanh Mai Pagoda, a relic closely associated with the second patriarch of the Truc Lam Zen, Phap Loa Ton Gia, was ranked as a national historical and cultural relic by the State in 1992
Thanh Mai Pagoda, Hoang Hoa Tham Comune, Chi Linh City, Hai Duong Province
Thanh Mai Pagoda, Hoang Hoa Tham Comune, Chi Linh City, Hai Duong Province

Chùa Thanh Mai được khởi dựng từ thế kỷ 13, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là Núi Tam Ban (ba cấp núi nối liền của Hải Dương, Bắc giang và Quảng Ninh). Chùa Thanh Mai là một đại danh lam, một trung tâm phật giáo thời Trần, cùng với hệ thống các chùa thuộc cánh cung Đông Bắc như: Yên Tử - Quỳnh Lâm – Côn Sơn – Báo Ân và Vĩnh Nghiêm. Nơi đây là các trung tâm tôn giáo lớn mà thiền phái Trúc Lâm truyền bá đạo phật.

Founded in the 13th century, Thanh Mai Pagoda is located on the slopes of Phat Tich mountain, also known as Tam Ban Mountain (a series of connected mountains between Hai Duong, Bac Giang, and Quang Ninh provinces). Thanh Mai Pagoda is a famous historical site and a center of Buddhism during the Tran dynasty, along with the system of temples belonging to the Dong Trieu branch, such as Yen Tu, Quynh Lam, Con Son, Bao An, and Vinh Nghiem. These were major religious centers where the Truc Lam Zen propagated the Buddhist teachings.
 
z4204308338736 1baedd704ca758b361faf319fac39e27
Chùa Thanh Mai
Thanh Mai pagoda

Qua quá trình nghiên cứu điền dã khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện cách chùa chính chừng hơn 400m về phía Bắc là một hệ thống kiến trúc cùng một số di vật có niên đại vào thời Trần. Đây được gọi là chùa Thượng, đi xa hơn nữa chừng 2km về khu vực hố Bắc còn có có dấu tích nền tảng của 2 ngôi chùa, nhân dân trong vùng gọi là chùa Bẩy Nền và Chín Nền. Theo Bia ký và thư tịch thì trước đây Thanh Mai là một cơ sở thờ tự lớn. Song trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh nên ngôi chùa cổ được lịch sử ghi nhận cách đây hơn 6 thế kỷ đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngày nay Chùa đã được khôi phục từng phần trên nền móng của các công trình cũ, phỏng theo kiến trúc thời Trần.

Through the process of archeological fieldwork, scientists have discovered that about 400m north of the main pagoda is an architectural system and a number of relics dating back to the Tran Dynasty. This is called Thuong Pagoda, going further about 2 km to the North Hole area, there are traces of the foundation of two pagodas, the people in the area call it Bay Nen pagoda and Chin Nen pagoda. According to the inscription and bibliography, in the past, Thanh Mai was a large place of worship. However, through many times of restoration, the destruction of nature and war, the ancient temple recorded by history more than 6 centuries ago was completely destroyed. Nowadays, the pagoda has been partially restored on the foundation of the old buildings, modeled after the architecture of the Tran Dynasty.
 
z4202294906372 7ad9f83ba5886464f52395957c61b4b0
Khai quật khảo cổ học tại chùa Thanh Mai
Archaeological excavation at Thanh Mai pagoda

Chùa chính có kiến trúc chữ “Đinh” gồm: 7 gian Tiền Đường, 3 gian Tam Bảo. Hệ thống bài trí tượng phật ở đây cũng tương đồng với các ngôi chùa khác, nhưng chủ yếu là tượng mới có niên đại của giai đoạn trùng tu hiện nay. Song điều đáng quý là các pho tượng trên tòa Tam Bảo đều được tạc rất có hồn với chất liệu bằng gỗ mít. Phía sau là công trình nhà Tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Viên Thông Bảo Tháp nơi chứa xá lị của thiền sư Pháp Loa sau khi ngài viên tịch.
Trải qua gần 7 thế kỷ tồn tại, các kiến trúc của ngôi chùa bị thiên nhiên tàn phá, các di vật cổ vật hầu như bị hư hại và mất gần hết. Song tại chùa Thanh Mai, hiện còn bảo tồn được một số tấm bia thời Trần và Lê:
                    Thanh Mai Viên Thông Tháp bi (1362)
                    Trùng tu Thanh Mai Tự bi         (1610)
                    Trùng tu Phật Tích Sơn Bi ký    (1707)
                    Trùng tu Phật Tích Sơn, Thanh Mai tự bi ký (1708)
                    Bia trên Phổ Quang Tháp          (1702)
                    Bia trên Linh Quang Tháp         (1703)
                    Bia trên Viên Thông Tháp         (1718)
 Trong 7 văn bia thì Thanh Mai Viên thông Tháp bi là tấm bia quý giá nhất, được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) và đã được Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 22/12/2016.


The main pagoda has the Dinh-style architecture including seven front halls and three harem compartments. The arrangement of Buddha statues here is similar to that of other temples, but most statues are new and date from the current restoration period. But it is precious that the statues on the Tam Bao court are carved very soulfully with the material of jackfruit wood. Behind is the ancestral house which worships Tam To Truc Lam and Vien Thong Stupa, where the relics of Zen master Phap Loa are stored after he passed away.
After nearly 7 centuries of existence, the architecture of the pagoda was destroyed by nature, most of the ancient relics were damaged and lost. However, some steles from the Tran and Le dynasties are still preserved at Thanh Mai pagoda:
Vien Thong Stupa Epitaph (1362) 
Restoration of Thanh Mai Pagoda Epitaph (1610)
Restoration of Phat Tich Son Epitaph Inscription (1707)
Restoration of Phat Tich Son, Thanh Mai pagoda epitaph inscription (1708) 
Epitaph on Pho Quang Tower (1702)
Epitaph on Linh Quang Tower (1703)
Epitaph on Vien Thong Tower (1718)
Among the 7 epitaphs, Thanh Mai Vien Thong Sputa Epitaph is the most precious stele, carved in the 5th year of Dai Tri (1362) and recognized by the Government as a National Treasure on December 22, 2016.

 
z4202294954094 76188dc9d9924baf193bbfed2c7f5743
Toàn cảnh phía trước chùa Thanh Mai
Panoramic view in front of Thanh Mai pagoda
z4203792011518 3f8ea5ba7a204461467197b58575b85e
Nhà Tổ Chùa Thanh Mai
Thanh Mai pagoda’s ancestral house
z4203792122174 794cf7f03f63c470a533742a29ea97e1
Viên Thông Bảo Tháp
Vien Thong stupa
bia thanhmai
Thanh Mai viên thông tháp bi
Thanh Mai Vien Thong Stupa Epitaph

Hàng năm cứ vào ngày giỗ của Pháp Loa cũng chính là ngày hội truyền thống nơi đây. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, với sự tham gia đông đảo của Giáo hội Phật giáo cũng như các quý tín đồ, phật tử gần xa. Đến với Thanh Mai không chỉ là tìm về chốn Phật mà còn tìm về với cây cỏ thiên nhiên. Quý khách sẽ thấy tâm hồn mình thật bình yên thư thái khi chắp tay kính cẩn hồi lâu trước ngọn Viên Thông Bảo Tháp hay đứng lặng hàng giờ chiêm bái, lần đọc văn bia. Hay đắm mình vào cả cánh rừng bừng lên sắc trắng của hoa dẻ hay bị nhuộm đỏ bởi lá phong. Theo đánh giá Thanh Mai là một trong những vùng còn giữ được diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của tỉnh với hai loại cây trám và dẻ cùng nhiều loại gỗ quý như lim, sến, lát.

Annually there is a traditional festival on the death anniversary of Phap Loa celebated here. The festival takes place from the 1st to the 3rd day of the third lunar month, with the large participation of the Buddhist Association as well as devotees, Buddhists around the country. Coming to Thanh Mai, we not only find the spirit of Buddha but also find a lot of the natural plants. You will find your soul so peaceful and relaxed when you put your hands together respectfully for a long time in front of the top of Vien Thong Bao Thap or stand still for hours to worship and read the epitaph. Or immersing yourself in the whole forest glowing with the white color of chestnut flowers or red dyed by maple leaves. According to many people’s assessments, Thanh Mai is one of the areas that still retains the largest area of natural forest in the province with two types of trees: caneries and chestnuts as well as many precious woods such as iron wood, Lauan meranti, Chukrasia.
 
z4243900418986 941951abbc242b431975351f8bf7908b
Dâng hương tưởng niệm đệ nhị tổ Pháp Loa
Offering incense in memory of Zen master Phap Loa
z4203791974419 a8beb476c815c78ff89e9ae10cbdee38
Rừng lá phong chùa Thanh Mai
Maple forest at Thanh Mai pagoda
z4225992651709 3fb4510344e728be385b3ae65a4a26bc 1
Sơ đồ tổng thể chùa Thanh Mai
Overall diagram of Thanh Mai pagoda

Tác giả bài viết: Ban Quản lý di tích Chí Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây