Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, thơ: Đồng Tố Kim
Thứ năm - 12/03/2020 04:179490
Đồng Hòa - Ái Quốc - Hải Dương Nơi sinh đức Phật Tổ đường Pháp Loa Tục truyền kim cổ còn ca Đức mẹ Vũ Thị kêu là tám sinh Tất cả phận gái chi tình Nết na đoan chính thông minh dịu dàng. Thụ thai lần chín bàn hoàn Phá thai liên tục bàng hoàng thật kinh Ông Xanh có mắt hữu tình
Khai hoa được một trai xinh hởi lòng Khôi ngô dĩnh ngộ thần đồng Lạ! khi hoa nở đầy phòng ngát hương Vì gan tên đặt Kiên Cương Vua khen (mắt đạo sau thường pháp khí) Phật hoàng đào tạo chính quy Cho đi thuyết pháp vân vi bên người Thiện Lai tên gọi đầu đời Thanh Vân, Bồ Tát tiến rồi Pháp Loa Lối dòng Điều Ngự đường xa Việc đời việc đạo những là sắc không Tháp tùng Xá Lỵ Nhân Tông Về Cung cực lạc đất Rồng Thăng long
Đã hơn hai chục năm giòng Trụ trì Thiền phái Trúc Lâm nước nhà. Xây nhiều chùa tháp ba tòa Đúc chuông tạc tượng nơi xa chốn gần In kinh, truyền đạo như thần Tăng ly đắc pháp thần dân hàng nghìn Đồ tịch nhà Phật có tên Giúp vua trị quốc giữ yên sơn hà Thanh Mai, Yên Tử nguy nga Quỳnh Lâm dưỡng bệnh, sư đà trao sang Nhận cà sa - Kệ Huyền Quang Bách quan chứng giám Thượng Hoàng chứng minh..... Còn đâu chúa đất ngạc kình Biển thơm bát ngát lung linh đất trời... Giác Hoàng vua chọn hơn người... Trước lúc viên tịch Ngài viết bài kệ còn lưu truyền tới ngày nay : Vạn duyên tiệt đoạn nhất thân nhàn Tứ thập chi niên mộng ảo gian Trân trọng chư nhân hưu tá vấn Na biên phong nguyệt cánh mai khoan
Nghĩa là: Muôn duyên cắt đứt dược thân nhà Hơn bốn chục năm mộng mơ màng Nhán nhủ mọi người đừng viếng hỏi Bên này trăng gió cũng mênh mang
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Pháp Loa nối tiếp dòng thiền của Giác Hoàng Trần Nhân Tôn, giàu chất thi hứng, về giải thoái tâm linh và hướng nội, khi viết xong bài kệ, người ngồi thế kiết già về cõi vĩnh hằng Niết Bàn thọ 47 tuổi. các đệ tử thi lễ rồi đặt thi hài vào áo quan rước từ chùa Quỳnh Lâm về chùa Thanh Mai. An táng bên tả chỗ sinh thời người chỉ lúc sinh thời, mộ tháp xây nhiều tầng bằng đá được Thái Thượng Hoàng Trần Anh Tông đặt tên là Tháp Viên Thông trên tháp có bia Tam Tổ Thực lục ghi công tích của ba vị Thiền phái Trúc Lâm tam Tổ: Thái Thượng Hoàng vua phật Trần Nhân Tông đệ nhất, pháp Loa Đồng Kiên Cương Đệ nhị, Lý Đạo Tái Trần Huyền Quang đệ tam. Tam tổ Thánh hiền, đã sáng lập trấn hưng thiền phái Trúc Lâm, theo phương pháp "Tu "ẩn sĩ, tư tưởng xuyên suốt là đạo học "tâm linh" phát triển thành Quốc Đạo, góp phần to lớn vào xây dựng nhà nước Đông A hùng cường. Với ba lần đánh thắng đế quốc Nguyên Mông vô cùng hiển hách.