Ông sinh và mất năm nào đều chưa rõ. Chỉ biết sống vào cuối thời Trần. Tác phẩm của ông chỉ còn lại một bài thơ chữ Hán được chép trong Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên và Chu Xa. Đó là một bài họa thơ của Phạm Sư Mạnh.
Nguyên văn:
和范峡石韻
介軒碑剋峡石詩
彎翔鳳翥 覩如曾
二公文望華夷見
兩朝拊拂唐禹登
青髟 臆常升孔室
白頭完見出真人
文章晰實空留瀚
有若鷦鷯與大鵬
童岸弘
Phiên âm:
Họa Phạm Hiệp Thạch vận
Giới Hiên bi khắc Hiệp Thạch thi
Loan tường phượng chử đổ như tằng
Nhị công văn vọng Hoa di kiến
Lưỡng triều phụ bật Đường Ngu đăng
Thanh sam ức thường thăng khổng thất
Bạch đầu hoàn kiến xuất chân đăng
Văn chương tích thực không lưu hãn
Hữu nhược tiêu liêu dữ đại bằng.
Dịch nghĩa:
Họa vận thơ Phạm Hiệp Thạch
Bia Giới Hiên khắc thơ Hiệp Thạch
Loan lượn phượng bay như từng thấy
Hai ông nổi tiếng khắp Hoa di
Giúp hai triều được như Đường ngu
Lúc đi học đã có chí lớn
Khi đầu bạc lại tỏ rõ là bậc chân nhân
Văn chương đẹp đẽ để lại muôn đời
Ai so với các ông cũng như chim chích sánh với đại bàng.
Dịch thơ:
Thơ Hiệp Thạch bia Giới Hiên
Phương bay loan lượn bạn hiền xứng đôi
Tiếng tăm lừng lẫy gầm trời
Giúp hai vua sánh được thời Đường Ngu
Chí cao từ tuổi học trò
Bạc đầu càng tỏ hiền từ chân nhân
Văn chương đẹp đẽ bội phần
Ai so, chim chích bén chân đại bàng
Đỗ Đình Tuân dịch
Giới Hiên: tên hiệu của Nguyễn Trung Ngạn(1289-1370), quan chức, nhà văn, người làng Thổ Hoàng huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu (Ân Thi, Hưng Yên ngày nay).
Thơ Hiệp Thạch: thơ Phạm Sư Mạnh, vì Hiệp Thạch là một cách gọi khác của Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV,không rõ năm sinh năm mất), người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (nay thuộc Hải Dương).
Hoa Di: Hoa, chỉ vùng Hoa Hạ tức Trung Quốc; Di, chỉ các dân tộc nhỏ bé ở xung quanh (cách gọi của người Trung Quốc). Nổi tiền khắp Hoa Di tức nổi tiếng khắp thiên hạ.
Đường Ngu: một cách nói khác của Nghiêu Thuấn, dùng tên triều đại thay tên vua.