Họ Đồng Văn, KDC Nam Đoài, phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh

Thứ bảy - 27/06/2020 10:36 1.410 0
Theo gia phả của các cụ để lại, họ Đồng Văn ở KDC Nam Đoài, phường Cổ Thành xuất phát từ Án Xuyên, huyện Kinh Môn xưa (nay là thôn Hán Xuyên, xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Cụ tổ là Đồng Tiến Thiện, có vợ là Phạm Thị Mãi. Sinh thời hai cụ sinh được 4 người con (3 con trai và 1 con gái).

Phần mộ Cụ tổ Đồng Tiến Thiện

+ Người con gái lớn lấy chồng tại làng, sau khi mẹ qua đời.

+ Người con trai trưởng và là con thứ 2 trong gia đình là Đồng Phúc Kim cùng bố là Đồng Tiến Thiện rời quê Án Xuyên về lập nghiệp ở xã Nam Giản (nay là phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh).

+ Còn người con trai thứ hai và là con thứ ba trong gia đình đi ngược lên miền Bắc Giang (nay là Mai Xiu, Trường Sơn, Lục Nam, Bắc Giang), nay đã tìm về.

+ Còn người con trai út nghe nói vào miền Thanh Hóa đến nay không có thông tin.

Sau khi ly tán, gia đinh đã có hai cuộc đoàn tụ. Đến khi bố là Đồng Tiến Thiện mất do tuổi cao và khoảng cách địa lý lên không còn cuộc đoàn tụ nào nữa.

     Do hoàn cảnh lịch sử, 4 đời đầu dòng họ chưa lập được Gia phả, Tộc phả. Đến đời thứ 5 khi cụ Đồng Văn Liêu làm Phó Tổng mới ghi lại họ tên ngày giỗ và phần  mộ của các Cụ để lại. Mọi thông tin của 4 đời trước chỉ duy trì bằng thế hệ trước dặn lại thế hệ sau  (Truyền ngôn). Hiện vật duy nhất của dòng dòng họ còn giữ lại được là bức đại tự có bốn chữ “芝醴根源 - CHI LỄ CĂN NGUYÊN”

Bức đại tự Chi Lễ Căn Nguyên

Gia phả Dòng Tộc Đồng Văn được dịch từ bản chữ hán do các cụ để lại, do cụ Đồng Văn Xuân là người lưu giữ, khi cụ Xuân mất, cụ Đồng Văn Địch dịch sang chữ quốc ngữ. So sánh với hai bản dịch của cụ Đồng Văn Loan, và cụ Đồng Văn Phượng dịch khi cụ Xuân còn sống, kết hợp với lưu truyền kể lại làm căn cứ cho con cháu về sau.

Cụ tổ họ Đồng Văn ở KDC Nam Đoài là Đồng Tiến Thiện, mất ngày 15 tháng 12 âm lịch, cụ tổ bà là Phạm Thị Mãi, giỗ ngày 13 tháng 11 âm lịch. Việc phụng thờ của dòng họ vẫn theo lối mẫu hệ, người con trai trưởng trông giữ việc thờ cúng của dòng họ. Nay việc thờ cúng của dòng họ do ông Đồng Văn Thanh đời thứ tám làm trưởng họ đảm nhiệm. Do dòng họ nhỏ, lên không có Hội đồng gia tộc và cũng chưa có nhà thờ (Từ Đường) lên việc thờ tự được tổ chức ngay tại nhà trưởng họ. Dòng  họ cũng cử ra một đại diện của dòng họ là ông Đồng Văn Quyền, đại diện cùng trưởng họ cùng gánh vác bàn bạc công việc của dòng họ.          

Giỗ tổ họ Đồng Văn năm 1993

Kể từ ngày lập nghiệp ở Kinh Môn đến nay, dòng họ đã phát triển đến 10 thế hệ.
+ Người cao tuổi nhất là thế hệ thứ 6 có 1 cụ là Gái 85 tuổi, và 2 Cụ là dâu (1 Cụ 85 tuổi và 1 Cụ 80 tuổi).
+ Thế hệ thứ 7 có 2 Bà là gái của họ (thuộc chi 1) hiện nay một Cụ là 90 tuổi, và một Cụ là 85 tuổi.
+ Thế hệ thứ 10 có 4 cháu. Cháu lớn nhất là 9 tuổi, và cháu nhỏ nhất là 3 tháng  tuổi.
Hiện dòng họ có 4 chi, 10 ngành, và có 21 hộ, phân bố ở các địa phương như: phường Cổ Thành, phường Phả Lại (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh): 5 hộ, huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước): 2 hộ, tổng cộng có 65 xuất đinh, với 147 khẩu (cả nam và nữ).
Trong thời kỳ phong kiến, dòng họ có Cụ Đồng Văn Liêu giữ chức phó tổng ba nhiệm kỳ liên tục và được phong cựu phó tổng
Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, dòng họ có 2 cụ là cán bộ Lão thành cách mạng, là cụ Đồng Văn Bằng và Đồng Thị Tâm. Theo lịch sử Đảng bộ xã Cổ Thành:  “Người thanh niên thứ 2 trong xã sớm tìm đến cách mạng là đồng chí Đồng Văn Bằng người thôn Nam Gián. Năm 1941 là học sinh trường Thành Trung Bắc Ninh”. Đây cũng là địa chỉ tin cậy nơi thường hay đi về của đồng chí Trần Cung[1] -  nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Trong quá trình công tác, cụ Đồng Văn Bằng được cử giữ các chức vụ như. Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Yên, Tỉnh ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch Hội Đồng dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
. Ngoài ra dòng họ còn có cụ Đồng Văn Loan, nguyên Trưởng phòng Thống kê Kế hoạch, Sở Lương thực tỉnh Quảng Ninh.
     Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, dòng họ có 3 liệt sỹ và 1 thương binh.
+ 1 cụ là liệt sỹ chống Pháp: Đồng Văn Lâm  (hy sinh năm 1952)
+ 2 là liệt sỹ chống Mỹ: Đồng Công Huấn (hy sinh năm 1972) và Đồng Văn Hợp (hy sinh năm 1974)
+ 1 là thương binh loại 4/4 là Đồng Văn Mến
Trong thời kì đất nước mở cửa và hội nhập, tính đến tháng 8 năm 2019, dòng họ có 1 sỹ quan quân đội, 1 thạc sỹ, 7 kỹ sư đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nhà nước và tư nhân. Dòng họ có 1 người đang đầu tư làm ăn ở Cộng hòa Angola - là một quốc gia ở miền nam châu Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương, nhiều năm nay.
 
[1] Trần Cung (1898–1995)  là nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Thành ủy đầu tiên của thành phố Hà Nội. Ông tên thật là Nguyễn Ngọc Cư, quê làng Hội Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1923, gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng năm 1929.
Tháng 3 năm 1930, ông tổ chức ở Chí Linh chi bộ Đọ Xá (chỉ sau hội nghị thành lập Đảng ở Hương Cảng có một tháng). Năm 1931 ông bị Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) và sau đó lại đầy đi nhà tù Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do và trở về hoạt động công khai ở Thái Bình. Năm 1939, ông lại bị thực dân Pháp bắt trở lại, đến năm 1944 mới được ra tù và trở về hoạt động ở vùng Chí Linh - Đông Triều, tham gia thành lập Đệ Tứ chiến khu và tổ chức cướp chính quyền ở các tỉnh vùng duyên hải.
Năm 1946, ông là xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách 3 tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Sau năm 1954, ông được phân công về Đảng đoàn, Thường trực Mặt trận Tổ quốc trung ương. Ngày 23 tháng 01 năm 1963, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm ông làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ông mất ngày 9 tháng 10 năm 1995 tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi.
Năm 2005, sau mười năm ông qua đời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, khóa XIII đã thông qua Nghị quyết đặt tên phố Trần Cung cho đoạn đường có chiều dài 1.600m, rộng 7m, từ đường Phạm Văn Đồng qua Bệnh viện E, đường Hoàng Quốc Việt đến đường Nguyễn Phong Sắc.
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Tác giả bài viết: ĐỒNG VĂN QUYỀN, Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đồng Văn (Nam Gián – Cổ Thành)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các kênh thông tin họ Đồng Chí Linh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,205
  • Tháng hiện tại51,077
  • Tổng lượt truy cập649,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây