Ra mắt cuốn sách: "Thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa và những hoạt động tưởng niệm nhị Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương của họ Đồng Việt Nam”
Chủ nhật - 30/03/2025 03:528880
Nhân dịp tổ chức Đại hội Họ Đồng Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2025 – 2030; Lễ Giỗ tổ họ Đồng Việt Nam, Lễ Tưởng niệm 695 năm Thiền sư Pháp Loa nhập niết bàn tại chùa Khải Nam, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam đã cho biên soạn và xuất bản cuốn sách "Thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa và những hoạt động tưởng niệm nhị Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương của họ Đồng Việt Nam”.
Quyển sách này được viết trong một thời gian rất ngắn, chủ yếu dựa trên các tài liệu thư tịch cổ còn lưu trữ đến ngày nay như: văn bia, sử liệu liên quan đến Thiền sư Pháp Loa tại các di tích; tài liệu của các viện nghiên cứu và một số công trình nghiên cứu về thiền sư Pháp Loa, về “Trúc Lâm Tam Tổ” và phật giáo Trúc Lâm từ thời Trần đến nay nhằm làm sáng tỏ thân thế, cuộc đời, sự nghiệp tu hành của một danh nhân họ Đồng, người đã thành công trong việc tu hành theo Thiền phái Trúc Lâm và góp phần quan trọng vào sự phát triển lớn mạnh của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm cũng như cho văn hóa và xã hội đương thời. Đó chính là Thiền sư Đồng Kiên Cương (1284-1330).
Với tài năng, trí tuệ, phẩm hạnh vượt bậc cùng khả năng tu tập xuất chúng, Thiền sư Pháp Loa đã được truyền đăng, trao giữ ngôi vị Đệ Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm khi mới 24 tuổi. Đóng góp to lớn cho cả Đạo và Đời, Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương đã để lại một di sản văn hóa huy hoàng, sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và tôn giáo. Đỉnh cao trong sự nghiệp của Ngài là góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thông qua dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương nổi lên như một ngọn hải đăng rọi sáng, không chỉ dẫn lối cho các Phật tử mà còn khẳng định vị thế tư tưởng của Phật giáo, mang đậm dấu ấn văn hóa, bản sắc truyền thống Việt Nam.
Cuốn sách này được biên soạn nhằm tri ân những đóng góp to lớn, xuất sắc của Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, với mong muốn sẽ là món quà quý gửi tặng bà con dòng tộc họ Đồng trên toàn quốc, cùng các vị khách và Phật tử về dự: “Đại hội đại biểu họ Đồng toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025–2030 và Lễ giỗ Tổ họ Đồng Việt Nam, tưởng niệm 695 năm Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương nhập Niết Bàn” tại chùa Khải Nam, phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29/3/2025 (tức ngày 01/03 năm Ất Tỵ).
Ban Biên soạn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các viện nghiên cứu, ban quản lý di tích, các nhà nghiên cứu, các cá nhân và tập thể đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, cũng như đóng góp ý kiến quý báu để Ban Biên soạn hoàn thành cuốn sách này. Do khả năng có hạn của những người biên soạn không chuyên, cuốn sách khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý độc giả lượng thứ. Xin được mở trang cùng bạn đọc…
TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Minh Tại Trưởng Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam. Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Đại Lộc Phó Ban Thường trực Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam.
BAN BIÊN SOẠN Chủ biên Ban Tộc phả - Tư liệu họ Đồng Việt Nam Tiến sĩ Đồng Xuân Thành, Phó Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam. Bà Đồng Thị Hồng Hoàn, Phó Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam. Biên soạn, chỉnh lý, hiệu đính, Ông Đồng Bá Tuyến, Phó Ban Liên lạc họ Đồng TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Doanh nhân Đồng Văn Bột, Phó Ban Liên lạc họ Đồng Việt Nam. Ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT: THÂN THẾ, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP TU HÀNH CỦA THIỀN SƯ PHÁP LOA - ĐỒNG KIÊN CƯƠNG I. Bối cảnh lịch sử và xuất thân của Thiền sư Pháp Loa - Đồng Kiên Cương II. Con đường tu hành – sự kế thừa, phát triển dòng thiền Trúc Lâm của Thiền sư Pháp Loa. III. Những đóng góp của Thiền sư Pháp Loa với Phật giáo thời Trần 3.1. Củng cố và phát triển việc tổ chức giáo hội Phật giáo. 3.2. Giảng Kinh; biên soạn, in ấn các tài liệu đạo Phật và đào tạo đệ tử. 3.3. Khuynh hướng Mật giáo đời Trần IV. Các di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp tu hành của Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương. 4.1. Chùa Báo Ân 4.2. Chùa Hồ Thiên 4.3. Chùa Vĩnh Nghiêm 4.4. Chùa Thanh Mai 4.5. Chùa Côn Sơn 4.6. Chùa Sùng Nghiêm 4.7. Chùa Quỳnh Lâm 4.8. Chùa Hương Hải 4.9. Chùa Văn Xá V. Di sản của Thiền sư Pháp Loa
PHẦN THỨ HAI. HOẠT ĐỘNG TRI ÂN TƯỞNG NIỆM THIỀN SƯ PHÁP LOA- ĐỒNG KIÊN CƯƠNG CỦA HỌ ĐỒNG VIỆT NAM I. Hoạt động tưởng niệm Thiền sư Pháp Loa của họ Đồng Việt Nam II. Hoạt động tưởng niệm Thiền sư Pháp Loa của các chi họ Đồng trong cả nước